Hợp đồng cọc mua bán bất động sản có cần công chứng hay không?

  1. Hợp đồng cọc có cần công chứng hay không? Nếu không công chứng thì Hợp đồng cọc có hiệu lực hay có giá trị pháp lý hay không?

– Để hiểu được Hợp đồng cọc chúng ta cần tìm hiểu biện pháp bảo đảm đặt cọc là gì?

Theo quy định pháp luật dân sự 2015 thì Đặt cọc là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên tham gia một giao dịch nào đó, là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác tỏng một thời hạn để bảo đảm giao kết và thực hiện một thoả thuận hoặc hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết thì tài sản đặt cọc có thể được trừ vào nghĩa vụ trả tiền hoặc được trả lại cho bên đặt cọc.

Nếu một bên từ chối việc việc giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng có thể bị phạt cọc bằng chính số tiền đã đặt cọc hoặc theo thoả thuận của các bên.

Về hình thức của Hợp đồng cọc thì hiện nay pháp luật không quy định về hình thức hợp đồng cọc phải công chứng. Nếu không công chứng hợp đồng cọc thì hiệu lực và giá trị pháp lý vẫn bảo đảm đối với các bên.

Tuy nhiên nếu chúng ta cần các chứng cứ có tính pháp lý chứng minh và thừa nhận cao nhất,  thì chúng ta có thể công chứng hợp đồng cọc để bảo đảm tối đa quyền lợi của mình và bảo đảm trong quy tình kiểm tra các giấy tờ pháp lý về đối tượng giao dịch hoặc chủ thể giao dịch. Ngoài ra khi chúng ta công chứng thì hệ thống của các cơ quan tư pháp ghi nhận các văn bản công chứng sẽ ghi nhận hợp đồng cọc đối với đối tượng giao dịch chẳng hạn như bất động sản.

  1. Các nội dung cơ bản của Hợp đồng cọc:

–  Thông tin chủ thể ký Hợp đồng

– Bên thứ ba làm chứng cho giao dịch đặt cọc

– Tài sản và thời hạn đặt cọc

– Nghĩa vụ được bảo đảm

– Quyền và nghĩa vụ của các bên

– Xử lý tài sản đặt cọc

– Các trường hợp bất khả kháng

– Bảo mật thông tin (nếu cần thiết)

– Giải quyết tranh chấp

– Cam kết chung của các bên

–  Các thoả thuận khác nếu cần thiết.

  1. Căn cứ pháp lý:

(i) Bộ luật dân sự 2015

Điều 328

Như vậy đối với việc đặt cọc để giao dịch một bất động sản chúng ta có thể giao kết hợp đồng cọc công chứng hoặc không công chứng đều có giá trị pháp lý như nhau. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý việc ký tên hoặc lăn tay vào các trang tương ứng của Hợp đồng cọc để tránh tranh cãi về việc chưa đọc đầy đủ các trang hợp đồng cọc; Đồng thời khi giao tài sản cọc cần có biên nhận giao tài sản giữa các bên và được ký xác nhận đầy đủ. Nếu có người làm chứng cho giao dịch đặt cọc, các bên có thể thêm thông tin người làm chứng ( thông thường môi giới bất động sản sẽ là bên làm chứng cho các bên giao dịch bất động sản) .

__________________________________________________

GLOBALINK LAW FIRM