Các trường hợp được hoãn phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm trong vụ án dân sự

  1. PHIÊN TOÀ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ LÀ GÌ?

– Phiên tòa sơ thẩm dân sự là phiên xét xử vụ án dân sự lần đầu của Tòa án, đây là phiên tòa lần đầu xem xét và quyết định về toàn bộ vụ án, phiên tòa sơ thẩm thể hiện đầy đủ nhất các yếu tố đặc trưng của phiên tòa. Tại phiên tòa sơ thẩm, toàn bộ các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được và các yêu cầu của đương sự được xem xét, đánh giá trực tiếp, công khai, khách quan và toàn diện với sự tham gia của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử sẽ ra bản án hoặc quyết định về giải quyết vụ án, xác định các quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Cũng tại phiên tòa này, Tòa án phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan, bao gồm toàn bộ các vấn đề về nội dung và thủ tục của vụ án.

______________________________________

  1. CÁC TRƯỜNG HỢP HOÃN PHIÊN TOÀ SƠ THẨM

– Hội đồng xét xử sẽ quyết định hõa phiên tòa sơ thẩm trong các trường hợp:

+ Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Chánh án Tòa án. (K2; Đ56 – BLTTDS 2015)

+ Thay đổi Kiểm sát viên. (K2; Đ62– BLTTDS 2015)

+ Thay đổi người giám định, người phiên dịch thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên tòa, phiên họp. (K2; Đ84– BLTTDS 2015)

+ Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa (trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt). (K1; Đ227– BLTTDS 2015)

+ Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý thep quy định của Pháp luật. (K2; Đ227– BLTTDS 2015)

+ Vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án. (K2; Đ229– BLTTDS 2015)

+ Người giám định vắng mặt vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên toàn. (K2; Đ230– BLTTDS 2015)

+ Người phiên dịch vắng mặt mà không có người thay thế. (K2; Đ231– BLTTDS 2015)

+ Theo đề nghị của người tham gia tố tụng. (Đ241– BLTTDS 2015)

______________________________________

  1. THỜI HẠN HOÃN PHIÊN TOÀ:

Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

Căn cứ: Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa.

“Điều 233. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa

… Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa. 

______________________________________

  1. CÁC TRƯỜNG HỢP HOÃN PHIÊN TÒA PHÚC THẨM

    Phiên tòa phúc thẩm

– Là việc toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

– Căn cứ: Điều 270 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: Tính chất của xét xử phúc thẩm

“Điều 270. Tính chất của xét xử phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.”

    Hoãn phiên tòa phúc thẩm

Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì HĐXX vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp VKS có kháng nghị phúc thẩm.

– Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. (Có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.)

– Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo; Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.

Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.

Căn cứ: Khoản 1, 2, 3 Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Hoãn phiên tòa phúc thẩm

“Điều 296. Hoãn phiên tòa phúc thẩm

  1. Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.
  2. Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
  3. Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.

Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.

Trường hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Trong phần quyết định của bản án, Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó.

Người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.”

______________________________________

Chuyên viên: Nguyễn Vũ Quỳnh Như 

Trên đây là toàn bộ phần trả lời của đội ngũ chuyên viên pháp lý Globalink gửi đến anh/chị.

Globalink hi vọng đã phần nào giúp cho anh giải quyết được vấn đề ban đầu. Trong trường hợp anh/chị hoặc độc giả khác vẫn còn nhiều thắc mắc khác, xin vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư Globalink qua thông tin:

Số điện thoại Hotline: 0908.173988 – THS LS Vũ Quyết Tiến

Email: Tienvu.globalinklaw@gmail.com

Hoặc đến trụ sở Công ty: 67/4 Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, TP.HCM để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.