Đại diện theo pháp luật và Đại diện theo uỷ quyền

Có thể thấy rằng trong các giao dịch dân sự không phải trường hợp nào các cá nhân cũng có thể tự mình thực hiện mà phải thông qua người đại diện hoặc có sự uỷ thác để người khác đại diện nhân danh mình thực hiện giao dịch.

Hiện nay, có rất nhiều các giao dịch dân sự cần được thực hiện thông qua cá nhân (tổ chức khác) khác, hành vi này được gọi là sự đại diện của các cá nhân và tổ chức.

Đại diện trong pháp luật phân ra làm 02 loại :

(i) Đại diện pháp luật

(ii) Đại diện uỷ quyền .

_____________________________________

Theo quy định pháp luật tại Điều 134 – Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 134. Đại diện

  1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
  3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.”

 

Để hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu 02 loại đại diện hiện nay được quy định:

1. Người đại diện theo pháp luật của cá nhân và pháp nhân: 

– Đại diện theo pháp luật của cá nhân:

Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

  1. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
  2. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều này”.

– Đại diện pháp luật của pháp nhân:

Đại diện pháp luật của pháp nhân được quy định tại Điều 137  Bộ luật Dấn sự 2015

1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: 

a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này.”

____________________________________

2. Đại diện theo uỷ quyền: 

Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện uỷ quyền thì:

  1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
  3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Thực tiễn hiện nay đại diện uỷ quyền được sử dụng rộng rãi để tham gia các giao dịch dân sự trong đó có các giao dịch quan trọng về đất đai, mua bán hàng hoá, thanh toán tiền……….

____________________________________

3. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

Hiện nay, theo quy định tại Điều 139 Bộ luật dân sự 2015, hậu quả pháp lý của hành vi đại diện bao gồm như sau:

  1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
  2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
  3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối”.

Theo đó, quy định cụ thể, người được đại diện chỉ có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập với người thứ ba nếu giao dịch này phù hợp với phạm vi đại diện. Đồng thời, nếu người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

Thực tiễn hiện nay có nhiều vụ án dân sự tranh chấp về phạm vi đại diện uỷ quyền; Cụ thể bên uỷ quyền khi ký các loại giấy uỷ quyền hoặc Hợp đồng uỷ quyền chưa nắm rõ phạm vi uỷ quyền dẫn đến các thiệt hại về tài sản cho bên uỷ quyền hoặc bị lừa dối hay ép buộc. Chính vì vậy chúng ta cần phải đọc kỹ phạm vi uỷ quyền để tránh các rủi ro thiệt hại về tài sản cho chính bản thân mình.

____________________________________

Chuyên Viên Pháp Lý Globalink: Nguyễn Thị Huỳnh Như 

Trên đây là toàn bộ phần trả lời của đội ngũ chuyên viên pháp lý Globalink gửi đến anh/chị. Globalink hi vọng đã phần nào giúp cho chị giải quyết được vấn đề ban đầu.

Trong trường hợp chị hoặc độc giả khác vẫn còn nhiều thắc mắc khác, xin vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư Globalink qua thông tin:

Số điện thoại Hotline: 0908.173988 – Th.S LS. Vũ Quyết Tiến

Email: Tienvu.globalinklaw@gmail.com

Hoặc đến trụ sở Công ty: 67/4 Hoàng Hoa Thám, phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Văn phòng giao dịch: 656/47 Đ. Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.