GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
Căn cứ theo quy định tại Điều 325 Luật TTDS 2015 giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ pháp luật. .
Căn cứ theo Điều 326 Luật TTDS 2015 quy định về căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:
“1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
Như vậy, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sẽ dựa theo các yếu tố gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc có sai lầm trong quá xử.
Căn cứ theo Điều 327 Luật TTDS 2015 quy định về thời hiệu được phát hiện bản án là 1 năm kể từ khi bản án có hiệu lực và những người có quyền phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét là đương sự, Toà án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, cá nhân, tổ chức khác. Quy định cụ thể như sau
“1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2.4. Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Căn cứ theo Điều 331 Luật TTDS 2015 quy định về người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, cụ thể như sau:
“1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.”
2.6. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm
Có thể kéo dài 05 năm, Căn cứ theo Điều 334 Luật TTDS 2015 quy định về thời gian kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
“1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, thời hạn kháng nghị của người có thẩm quyền theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm có thể kéo dài thêm 2 năm.
__________________________
Trong trường hợp anh/chị độc giả vẫn còn nhiều thắc mắc khác, xin vui lòng liên hệ đội ngũ Team Globalink qua thông tin:
Số điện thoại Hotline: 0908.173988 – THS LS Vũ Quyết Tiến
Hoặc đến trụ sở Công ty: 67/4 Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.