HÔN NHÂN GIA ĐÌNH – Đơn phương Ly hôn và tranh chấp nuôi con

Đơn phương Ly hôn và tranh chấp nuôi con

Kính chào Luật sư Globalink,

Tôi tên Trần Thị Mỹ D, 39 tuổi, sinh sống cùng mẹ chồng tại TP.HCM. Tôi  kết hôn năm 2009 và chúng tôi có 1 con chung, cháu gái 10 tuổi.

Vợ chồng chúng tôi đã ly thân được hơn 1 năm do cãi nhau và bất đồng quan điểm, chồng tôi không lo làm ăn và chăm sóc các con, chồng tôi thường xuyên tụ tập ăn nhậu vơi bạn bè đến khuya, về đến nhà còn kiếm chuyện, có lúc còn chửi và đánh tôi trước mặt con, làm cháu rất sợ hãi.

Tôi rất ức chế và buồn cho số phận nên đã quyết định dời về nhà cha mẹ ruột sinh sống. Gia đình tôi và gia đình chồng mặc dù đã khuyên anh ấy rất nhiều nhưng bản tính anh ấy vẫn không thay đổi. Thật sự bây giờ tôi không còn yêu thương anh ấy nữa và chỉ muốn ly hôn với chồng tôi.

Tôi xin hỏi các Luật sư về việc ly hôn của tôi và việc nuôi con?

____________________________________________________________________________________________________________________________

Ý KIẾN PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ 

Thân chào chị D, thấu hiểu và chia sẻ về hoàn cảnh gia đình chị hiện nay. 

Luật sư Globalink xin trả lời cho chị như sau:

  1. Căn cứ theo quy định của pháp luật thì chị hoàn toàn có quyền đơn phương ly hôn hay ly hôn theo yêu cầu một bên đối với chồng của chị.

Theo quy định tại Điều 51 và Điều 56 – LHNGD 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì chị hoàn toàn có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn khi thoả mãn các căn cứ về việc chồng chị vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ chồng, không tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau hoặc có các hành vi bạo lực gia đình, tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Vụ việc của chị tương tự như các trường hợp của khách hàng khác đã được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ soạn thảo các văn bản khởi kiện, chuẩn bị các tài liệu, bằng chứng để chứng minh cho yêu cầu của mình là có cơ sở.

  1. Quyền nuôi con

Căn cứ vào Điều 81 – LHNGD 2014, anh chị có thể thoả thuận về việc nuôi con, nghĩa vụ và quyền của các bên sau khi ly hôn đối với con. Trong trường hợp không thoả thuận được thì Toà án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi của con về mọi mặt. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, Toà án sẽ hỏi ý kiến của con về việc muốn sống chung với ai.

Căn cứ Điều 82 – LHNGD 2014, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con.

________________________________________________________________________________________

Do thông tin chị cung cấp không đề cập đến tài sản nên các luật sư không thể trả lời về tài sản cho chị.

Tương tự như vụ án của chị Nguyễn Thị H, Luật sư Globalink đã tư vấn vào bảo vệ quyền lợi cho chị H liên quan đến quyền nuôi con chưa thành niên, quyền tài sản chung vợ chồng.Trên đây là toàn bộ phần trả lời của đội ngũ Luật sư Globalink gửi đến chị. Chúng tôi hy vọng đã phần nào giúp cho anh giải quyết được vấn đề.

            Trong trường hợp chị hoặc độc giả khác vẫn còn thắc mắc gì khác xin vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư Globalink qua thông tin:

Số điện thoại Hotline: 0908.173988 – THS LS Vũ Quyết Tiến

Email: Tienvu.globalinklaw@gmail.com

Hoặc đến trụ sở Công ty: 67/4 Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, TP.HCM

để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cụ thể và trực tiếp các vụ việc hôn nhân gia đình.