Lệ phí liên quan đến phá sản doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 22 Luật phá sản 2014 có nội dung như sau:

“Điều 22. Lệ phí phá sản

Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp lệ phí phá sản theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án nhân dân. Trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này không phải nộp lệ phí phá sản.”

Có thể hiểu đơn giản là người nào nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải nộp một khoản tiền theo quy định về án phí, lệ phí để Toà án thụ lý đơn đó. Ngoài ra, còn có chi phí phá sản và được quy định tại Khoản 12 Điều 4 của Luật phá sản 2014:

“12. Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.”

Vậy chi phí phá sản là khoản tiền dùng cho việc giải quyết phá sản. Và nó khác với lệ phí phá sản. Chi phí này cũng sẽ tuỳ thuộc vào khối lượng công việc của các quản tài viên, kiểm toán phải làm liên quan đến việc giải quyết thủ tục phá sản.

  • Mức lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

Căn cứ theo II.3 Phụ lục B Danh mục lệ phí của Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì mức thu lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là 1.5 triệu đồng (1.500.000 đồng).

  • Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản?

Căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5, điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật phá sản 2014 thì không phải nộp lệ phí Toà án. Cụ thể các chủ thể như sau:

Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

……….

  1. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Điều 105. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn

  1. Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp sau:

a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật này mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

  1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
  2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

______________________________________________________________

Chuyên viên: Lê Trịnh Sơn Hà

SĐT: 0397675414

Trên đây là toàn bộ phần trả lời của đội ngũ chuyên viên pháp lý Globalink gửi đến anh/chị

Globalink hi vọng đã phần nào giúp cho anh giải quyết được vấn đề ban đầu. Trong trường hợp anh/chị hoặc độc giả khác vẫn còn nhiều thắc mắc khác, xin vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư Globalink qua thông tin:

Số điện thoại Hotline: 0908.173988 – Th.S LS Vũ Quyết Tiến

Email: Tienvu.globalinklaw@gmail.com

Hoặc đến trụ sở Công ty: 67/4 Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, TP.HCM để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.