Nghị Định 52/2013/NĐ-CP ( ngày 16/05/2013) về thương Mại Điện Tử Được sửa đổi bổ sung tại Nghị Định 85/2021/NĐ-CP ( ngày 25/09/2021) những điểm cần biết???

Globalink Law Firm – Người bạn đồng hành cùng các doanh nghiệp  thương Mại Điện Tử

Với xu hướng mạnh mẽ của sự chuyển đổi số tại mọi lĩnh vực đời sống, với nhịp chuyển đổi ngày càng tăng nhanh và mạnh mẽ.  Thương mại điện tử (“TMĐT”) đã trở thành yếu tố quan trọng và cốt lõi trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Tại Globalink Law Firm tự hào cung cấp những dịch vụ pháp lý, giải pháp pháp lý tối ưu đặc thù đối với lĩnh vực TMĐT để giúp doanh nghiệp thương mại điện tử đạt được mục tiêu kinh doanh và tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.

Globalink xin chia sẻ nền tảng pháp lý cho Thương mại điện tử được quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị Định 85/2021/NĐ-CP ( ngày 25/09/2021)

 

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về phát triển, ứng dụng và quản lý TMĐT, đồng thời áp dụng cho:

  • Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam.
  • Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
  • Thương nhân, tổ chức nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam.

Nghị định này sẽ loại trừ các hoạt động thương mại điện tử trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, xổ số; mua bán, trao đổi tiền, vàng, ngoại hối và các phương tiện thanh toán khác; dịch vụ đặt cược hoặc trò chơi có thưởng; dịch vụ phân phối, phát hành sản phẩm nội dung thông tin số, dịch vụ phát thanh, truyền hình đã được quy định tại pháp luật chuyên ngành không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

 

2. Các hành vi bị cấm trong TMĐT và bán hàng online

Nghị định này có những quy định nghiêm ngặt để bảo vệ sự minh bạch và an toàn trong giao dịch TMĐT, quy định rõ các hành vi vị cấm đối với hoạt động kinh doanh TMĐT , về thông tin TMĐT, về giao dịch TMĐT bao gồm những điểm cấm cơ bản như sau:

  • Cấm kinh doanh hàng giả, hàng cấm hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Giả mạo thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật.
  • Sử dụng, tiết lộ hoặc mua bán thông tin cá nhân khi chưa đực sự đồng ý.

 

Viện dẫn Điều 4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử

Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:

a) Tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới;

b) Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;

c) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

d) Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký hoặc chưa được cấp phéptheo các quy định của Nghị định này;

đ) Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;

e) Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký hoặc xin cấp phépcác dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.

2.Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử:

a) Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;

b) Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;

c) Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

d) Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.

3. Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử:

a) Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;

b) Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;

c) Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.

4.Các vi phạm khác:

a) Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.

3. Trách nhiệm của các chủ thể tham gia TMĐT:

Các chủ thể tham gia TMĐT cần phải đáp ứng các nghĩa vụ về cung cấp thông tin, bảo vệ thông tin khách hàng mà pháp luật quy định cơ bản như sau:

  • Chủ sở hữu website TMĐT: Cần thông báo với Bộ Công Thương, công khai thông tin minh bạch, và đảm bảo tuân thủ quy định bảo vệ thông tin cá nhân.
  • Sàn giao dịch TMĐT: Có trách nhiệm kiểm soát, hỗ trợ giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

“Viện dẫn Điều 27. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng

  1. Thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tạiMục 1 Chương IV Nghị định này.
  2. Thực hiện đầy đủ việc cung cấp thông tin trên website theo các quy định tại Mục này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin.
  3. Tuân thủ các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng quy định tại Mục 1 Chương V Nghị định này.
  4. Thực hiện các quy định, tại Mục 2 Chương II Nghị định nàynếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
  5. Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương V Nghị định nàynếu website có chức năng thanh toán trực tuyến.
  6. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử.
  7. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

 

4. Quản lý giao kết hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý nếu đảm bảo tính toàn vẹn và truy cập được khi cần. Tuy nhiên Hợp đồng điện tử được lưu trữ và trao đổi trên hệ thống trực tuyến, dễ bị tấn công bởi các hacker, dẫn đến rủi ro về rò rỉ hoặc mất mát dữ liệu. Một số doanh nghiệp chưa đầu tư đủ vào hệ thống bảo mật, khiến thông tin trong hợp đồng điện tử dễ bị đánh cắp hoặc chỉnh sửa trái phép. Việc thực thi quy định pháp luật về bảo mật thông tin cá nhân và dữ liệu giao dịch chưa được đảm bảo nghiêm ngặt. Hiện nay Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa quen với việc sử dụng hợp đồng điện tử hoặc không hiểu rõ quy trình pháp lý liên quan đối với dạng hợp đồng điện tử này.

“ Điều 9. Giá trị pháp lý như bản gốc

  1. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện sau:
  2. a) Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử;
  3. b) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
  4. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị chứng từ điện tử.
  5. Tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy là khi một trong những biện pháp sau được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trao đổi và sử dụng chứng từ điện tử:
  6. a) Ký chứng từ điện tử bằng chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp;
  7. b) Lưu trữ chứng từ điện tử tại hệ thống của một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử đã được cấp phépmà các bên thỏa thuận lựa chọn;
  8. c) Có sự bảo đảm từ phía thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng cho việc khởi tạo, gửi và lưu trữ chứng từ điện tử về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử trong quá trình gửi và lưu trữ trên hệ thống;
  9. d) Biện pháp khác mà các bên thống nhất lựa chọn. “

 ____________________________________________________

Globalink – Với đội ngũ luật sư trẻ hoá và tràn đầy năng lượng có kiến thức đầy đủ về công nghệ và TMĐT,  cùng với các Luật sư giàu kinh nghiệm về tư vấn và tố tụng , Globalink đã đến những giải pháp pháp lý tối ưu nhất cho doanh nghiệp đối với lĩnh vực này như

  • Tư vấn, đăng ký và thiết lập website TMĐT.
  • Xây dựng quy chế họat động và điều kiện giao dịch minh bạch.
  • Hỗ trợ xử lý tranh chấp và rủi ro pháp lý trong giao dịch TMĐT.

Hãy để Globalink trở thành người bạn tin cậy đồng hành cùng doanh nghiệp TMĐT, Doanh nghiệp Start up vượt qua mọi thách thức trong kỷ nguyên chuyển đổi số. Liên hệ ngay với Globalink – 0908173988 để được chia sẻ và tư vấn chuyên biệt và tận tình.

______________________________________________

Link download Nghị định 52 : 52_2013_ND-CP_187901