Căn cứ theo Điều 88 Luật xây dựng 2014 quy định về lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng như sau:
Theo điều luật trên, trách nhiệm của chủ đầu tư là lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình; trách nhiệm của nhà thầu là lưu trữ hồ sơ công việc do mình thực hiện; trách nhiệm của người quản lý là lưu trữ hồ sơ phục vụ quản lý, sử dụng công trình xây dựng. Các hoạt động trên phải được thực theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính minh bạch và sẵn sàng trong quản lý và sử dụng thông tin
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về lập và lưu trữ hồ so hoàn thành công trình như sau:
Theo khoản 5 Điều trên, thời hạn nộp hồ sơ lưu trữ của công trình xây dựng được quy định theo Điều 11 Luật Lưu trữ 2011 như sau:
a) Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày công việc kết thúc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày công trình được quyết toán đối với hồ sơ, tài liệu xây dựng cơ bản.
Thời hạn nộp hồ sơ, tài liệu công trình xây dựng vào Lưu trữ cơ quan là 3 tháng kể từ ngày quyết toán hoặc trong 1 năm kể từ công việc kết thúc. Trường hợp dơn vị, cá nhân có nhu cầu giữ lại hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu quy định để phục vụ công việc thì phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức đồng ý và phải lập Danh mục hồ sơ, tài liệu giữ lại gửi cho Lưu trữ cơ quan. Thời gian giữ lại hồ sơ, tài liệu của đơn vị, cá nhân không quá 2 năm, kể từ ngày đến hạn nộp lưu.
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt các vi phạm quy định về quản lý, lưu trữ hồ sơ
a) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định;
b) Không lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng hoặc lưu trữ không đầy đủ danh mục tài liệu theo quy định.
Như vậy, quy định không thể coi nhẹ việc lưu trữ hồ sơ trong lĩnh vực xây dựng. Đây không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là một phần không thể thiếu của quy trình quản lý và sử dụng công trình xây dựng một cách hiệu quả và bền vững.
Trách nhiệm của việc lưu trữ hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng là vô cùng quan trọng. Đối với chủ đầu tư, đảm bảo rằng các hồ sơ này được lưu trữ đầy đủ và chính xác không chỉ giúp họ tuân thủ pháp luật mà còn là công cụ hữu ích trong việc quản lý và bảo dưỡng công trình sau này. Bằng cách này, họ có thể dễ dàng tham khảo và sử dụng thông tin để tiến hành các bản cập nhật, sửa chữa hoặc mở rộng công trình một cách hiệu quả.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 05/2022/NĐ-CP quy định về thời hạn xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
…”
Từ đó, thời hiệu xử phạt đối với chủ đầu tư khi vi phạm không lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng là 1 năm và có thể kéo dài đến 2 năm. Sự kéo dài của thời gian xử phạt này không chỉ là một cảnh báo đối với chủ đầu tư về sự nghiêm trọng của việc vi phạm mà còn là một cơ hội để họ điều chỉnh hành vi và thiết lập các hệ thống lưu trữ thông tin hiệu quả hơn. Đồng thời, nó cũng là một lời nhắc nhở cho các chủ đầu tư khác về tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định và bảo vệ tính minh bạch và sự đáng tin cậy trong lĩnh vực xây dựng.
_____________________________
Chuyên viên: Trần Xuân Sang
Trên đây là toàn bộ phần trả lời của đội ngũ chuyên viên pháp lý Globalink gửi đến anh/chị
Globalink hi vọng đã phần nào giúp cho anh giải quyết được vấn đề ban đầu. Trong trường hợp anh/chị hoặc độc giả khác vẫn còn nhiều thắc mắc khác, xin vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư Globalink qua thông tin:
Số điện thoại Hotline: 0908.173988 – Th.S LS Vũ Quyết Tiến
Email: Tienvu.globalinklaw@gmail.com
Hoặc đến trụ sở Công ty: 67/4 Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, TP.HCM để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.