Bảo hành công trình xây dựng là sự cam kết của nhà thầu về việc chịu trách nhiệm trong một thời gian nhất định với các lỗi, hư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình khai thác và sử dụng công trình xây dựng của chủ đầu tư; Đồng thời Nhà thầu cần phải thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị hư hỏng hoặc khiếm khuyết do lỗi của nhà thầu gây ra.
Căn cứ theo Điều 125 Luật xây dựng 2014 quy định về việc bảo hành công trình xây dựng được hiểu như sau:
Ngoài ra, Nghị định 06/2021/NĐ-CP: quy định về bảo hành công trình xây dựng bao gồm về yêu cầu , trách nhiệm và thời hạn trong bảo hành công trình xây dựng; tại Khoản 17 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP có quy định :
Bảo hành công trình xây dựng là sự cam kết của nhà thầu về trách nhiệm khắc phục, sửa chữa trong một thời gian nhất định các hư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình xây dựng.
Sau khi nhà thầu thi công xây dựng xong công trình đó thì nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo hành công trình do mình thi công, đây là quy định bắt buộc nhằm gắn kết trách nhiệm của nhà thầu đối với công trình xây dựng.
___________________________________
Bên cạnh đó, pháp luật về xây dựng cũng đặt ra 07 Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng được quy định tại Điều 28 – Luật Xây dựng 2014:
Điều 28. Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng
a) Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
c) Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.
a) 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;
b) 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại;
c) Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.
Nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành phần công trình do mình đứng ra thực hiện. Chủ đầu tư và nhà thầu cần thỏa thuận cho tiết về trách nhiệm bảo hành công trình trong Hợp đồng xây dựng. Đây là điều khoản quan trọng cần được chi tiết hoá các quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên đối với nhau để tránh các nguy cơ xung đột hoặc tranh chấp sau này. Đơn cử như về thời hạn bảo hành công trình xây dựng, bảo hành thiết bị trong công trình xây dựng, thiết bị công nghệ.
Hoặc các hình thức bảo hành, kế hoạch bảo hành, phương thức bảo hành mà nhà thầu phải đưa ra trong việc bảo hành công trình xây dựng như biện pháp bảo đảm, hình thức bảo hành, giá trị bảo hành, việc lưu giữ và sử dụng hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác có giá trị tương đương.
Các nhà thầu chỉ được hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hình thức bảo hành được quy định bằng tiền hoặc thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng.
+ Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt, vận hành thiết bị. Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục thì thời hạn bảo hành của các hạng mục công trình này có thể kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng trước khi được nghiệm thu.
+ Mức tiền bảo hành tối thiểu theo khoản 7 Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định: Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như sau:
___________________________________
– Ngoài ra pháp luật còn quy định Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng tại Điều 29 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
a) Khi kết thúc thời gian bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu bằng văn bản và hoàn trả tiền bảo hành (hoặc giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tương đương) cho các nhà thầu trong trường hợp kết quả kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị tại khoản 4 Điều này đạt yêu cầu;
b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tham gia xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị khi có yêu cầu của chủ đầu tư.
Như vậy căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành thì chủ đầu tư và nhà thầu phải thực hiện thoả thuận về bảo hành công trình trong đó nêu rõ các trách nhiệm phải chịu nếu có đối với nhau nếu có phát sinh vấn đề xảy ra đối với công trình; Các bên cần chủ động trao đổi và liên lạc với nhau thực hiện các bước kiểm tra đánh giá và đưa ra các phương án , kế hoạch bảo hành hiệu quả và giảm thiểu chi phí hay nguồn lực đối với nhau đồng thời đạt được mục tiêu là an toàn đối với công trình , bảo đảm thời hạn sử dụng công trình xây dựng.
___________________________________
Chuyên viên pháp lý: Đỗ Hồng Hà
Trên đây là toàn bộ phần trả lời của chuyên viên pháp lý Globalink gửi đến anh/chị.
Globalink hi vọng đã phần nào giúp cho anh giải quyết được vấn đề ban đầu. Trong trường hợp anh/chị hoặc độc giả khác vẫn còn nhiều thắc mắc khác, xin vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư Globalink qua thông tin:
Số điện thoại Hotline: 0908.173988 – THS LS Vũ Quyết Tiến
Email: Tienvu.globalinklaw@gmail.com
Hoặc đến trụ sở Công ty: 67/4 Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, TP.HCM để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.