Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con sau ly hôn

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi là H với chồng tôi K kết hôn năm 2022,  tôi và chồng hiện tại có 1 người con chung. Từ năm 2023 đến nay, tôi và chồng  đã có mâu thuẫn kéo dài và không còn hạnh phúc vì chồng tôi mê chơi cờ bạc và bỏ mặc vợ con. Nay tôi và chồng quyết định ly hôn và mong muốn có thể được nuôi con của minh. Mong luật sự có thể tư vấn giúp tôi về quyền nuôi con sau ly hôn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

______________________________

Trả lời:

Thân chào chị H, Globalink xin trả lời và giải thích cho chị như sau:

  1. Đơn phương ly hôn

Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

…”

Điều này được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP như sau:

“…

  1. “Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” là vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia.

Ví dụ: Vợ, chồng phá tán tài sản gia đình.

…”

Như vậy, theo thông tin chị cung cấp thì anh K có hành vi đánh bạc, bỏ mặc mẹ con chị làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Vì vậy, chị H có căn cứ đơn phương ly hôn chồng do vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chị.

______________________________

  1. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn

Căn cứ vào Điều 58 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy đình quyền và nghĩa vụ

của cha mẹ và con sau khi ly hôn như sau:

“Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.”

Như vậy, theo pháp luật quy định thì sau khi ly hôn cha mẹ đều phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với con cái. Các quyền, nghĩa vụ đối với con cái đều được quy định tại Điều 81, 82, 83 và 84 luật này

Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị Quyết 01/2024/NQ-HĐTP thì chị H có thể cung cấp các chứng cứ chứng minh cho các điều kiện, khả năng chăm sóc, bảo đảm sự ổn định…..quyền lợi mọi mặt của con để đề nghị được nuôi con.

Các quy định về hướng dẫn Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình tại Quyết định 01/2024/NQ-HĐTP như sau:

“1. Khi xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây:

a) Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;

b) Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;

c) Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ;

d) Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con;

đ) Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;

e) Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con;

g) Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.

2. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình và khoản 3 Điều 208 của Bộ luật Tố tụng dân sự phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình;

b) Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con;

c) Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con.

3. “Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” quy định tại khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

Ví dụ: Trường hợp người mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, không còn khả năng đi lại thì Tòa án không giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

b) Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

c) Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trường hợp điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người cha không tốt hơn điều kiện của người mẹ hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì Tòa án quyết định giao con cho mẹ trực tiếp nuôi.”

______________________________

Ngoài ra, Căn cứ theo Điều 82, 83 Luật Hôn nhân gia và gia đình 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp con sau khi ly hôn và nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
  2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Căn cứ các quy định như trên cung cấp đến chị H để hiểu và nắm vững quy định pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình để đạt được mong muốn của chị.

______________________________

Trên đây là toàn bộ phần trả lời của đội ngũ chuyên viên pháp lý Globalink gửi đến anh/chị.

Globalink hi vọng đã phần nào giúp cho anh giải quyết được vấn đề ban đầu. Trong trường hợp anh/chị hoặc độc giả khác vẫn còn nhiều thắc mắc khác, xin vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư Globalink qua thông tin:

Chuyên viên pháp lý: Trần Xuân Sang

SĐT: 0523080543.

Hoặc Số điện thoại Hotline: 0908.173988 – Th.S LS. Vũ Quyết Tiến

Email: Tienvu.globalinklaw@gmail.com

Hoặc đến trụ sở Công ty: 67/4 Hoàng Hoa Thám, phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Văn phòng giao dịch: 656/47 Đ. Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.

.