Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo trong tố tụng dân sự

1. Trưng cầu giám định tư pháp

  • Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèo theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
  • Nội dung quyết định trưng cầu giám định:

+ Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

+ Tên tỏ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;

+ Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

+ Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

+ Nội dung yêu cầu giám dịnh;

+ Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

  • Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại thì quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại.
  • Căn cứ pháp lý: Điều 25 Luật giám định tư pháp 2012 quy định về: Trưng cầu giám định tư pháp.

Điều 25. Trưng cầu giám định tư pháp

  1. Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
  2. Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau đây:

    a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

    b) Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;

    c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

    d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

    đ) Nội dung yêu cầu giám định;

    e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

  3. Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại thì quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại.”

2. Trưng cầu giám định trong Tố tụng dân sự

  • Sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định.
  • Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết.
  • Trong quyết định trưng cầu giám định cần ghi rõ:

+ Họ, tên;

+ Địa chỉ người giám định;

+ Đối tượng cần giám định;

+ Vấn đề cần giám định;

+ Các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.

  • Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiêt trong trường hợp:

+ Nội dung kết luận giám định chưa làm rõ, chưa đầy đủ.

+ Khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.

  • Căn cứ pháp lý: Khoản 1, 2, 4; Điều 102 BLTTDS 2015 quy định về: Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định

“Điều 102. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định

  1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
  2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
  3. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.”

3. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo giả mạo

  • Chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu người đưa ra chứng cứ không chịu rút lại thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Tòa án có quyền quyết định trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật.
  • Việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án chuyển tài liệu, chứng cứ có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
  • Nếu việc giả mạo chứng cứ gây thiệt hại cho người khác thì người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại và chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định.
  • Căn cứ pháp lý: Điều 103 BLTTDS 2015 quy định về: Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo

“Điều 103. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo

  1. Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Tòa án có quyền quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.
  2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án chuyển tài liệu, chứng cứ có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
  3. Người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định.”

 _____________________________________

Chuyên Viên Pháp Lý Globalink : Nguyễn Vũ Quỳnh Như.

SĐT: 0523080543.

Trên đây là toàn bộ phần trả lời của đội ngũ chuyên viên pháp lý Globalink gửi đến anh/chị. Globalink hi vọng đã phần nào giúp cho chị giải quyết được vấn đề ban đầu.

Trong trường hợp chị hoặc độc giả khác vẫn còn nhiều thắc mắc khác, xin vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư Globalink qua thông tin:

Số điện thoại Hotline: 0908.173988 – Th.S LS. Vũ Quyết Tiến

Email: Tienvu.globalinklaw@gmail.com

Hoặc đến trụ sở Công ty: 67/4 Hoàng Hoa Thám, phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Văn phòng giao dịch: 656/47 Đ. Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.