Vai trò quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự , tố tụng hành chính được quy định như thế nào?

Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

 

Căn cứ theo Điều 27 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn Viện kiểm sát nhân dân khi kiếm sát việc giải quyết các vụ án về hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao đồng và những việc khác theo quy định của pháp luật như sau:

  1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.
  2. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc.
  3. Thu thập tài liệu, chứng cứ trong trường hợp pháp luật quy định.
  4. Tham gia phiên tòa, phiên họp, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật.
  5. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.
  6. Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
  7. Kháng nghị, kiến nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng.
  8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.”

 

Với các nhiệm vụ và quyền hạn như trên, có thể thấy Viện kiểm sát nhân dân kiểm tra, giám sát quy tình tố tụng để bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật như trả lại đơn, thụ lý, giải quyết vụ án, tham gia phiên toà và phát biểu quan điểm pháp lý của VKSND về việc giải quyết vụ án theo quy định pháp luật nhằm kiểm sát các quyết định của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án; Thực tiễn hiện nay vai trò VKSND vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng hành chính và tố tụng dân sự để giảm thiểu các sai sót của Hôi đồng xét xử khi quyết định bản án.

 

Ngoài ra, VKSND còn có Nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; Căn cứ theo Điều 28 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt đôjng kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính như sau:

  1. Kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, đính chính bản án, quyết định của Tòa án.
  2. Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
  3. Kiểm sát hồ sơ về thi hành án.
  4. Tham gia phiên họp, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước.
  5. Kiểm sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án.
  6. Yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thi hành án thực hiện các việc sau đây:

a) Ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật;

b) Thi hành bản án, quyết định theo quy định của pháp luật;

c) Tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân;

d) Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án.

Yêu cầu quy định tại các điểm a, b và d khoản này phải được thực hiện ngay; yêu cầu quy định tại điểm c khoản này phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

  1. Kiến nghị Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc thi hành án.
  2. Kháng nghị quyết định của Tòa án, quyết định, hành vi của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới theo quy định của pháp luật; yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
  3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.”

Theo Điều trên, có thể thấy nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân là kiểm sát các hoạt động thi hành án để đảm bảo mọi hoạt động thi hành án phải khách quan, minh bạch, đúng trình tự và tuân thủ pháp luật triệt để.

__________________________________

Trên đây là bài viết của đội ngũ chuyên viên pháp lý Globalink gửi đến anh/chị. Globalink hi vọng đã phần nào giúp cho anh giải quyết được vấn đề ban đầu.

Trong trường hợp anh/chị hoặc độc giả khác vẫn còn nhiều thắc mắc khác, xin vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư Globalink qua thông tin:

Số điện thoại Hotline: 0908.173988 – Th.S LS. Vũ Quyết Tiến

Email: Tienvu.globalinklaw@gmail.com

Hoặc đến trụ sở Công ty: 67/4 Hoàng Hoa Thám, phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Văn phòng giao dịch: 656/47 Đ. Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.

Tác giả bài viết: Trần Xuân Sang.