Xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn tại Toà án cấp sơ thẩm trong tố tụng dân sự

1. Khái niệm

  • Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng những vẫn đảm bảo đúng pháp luật.
  • Căn cứ pháp lý: Khoản 1, Điều 316 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn:

Điều 316. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn

Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật.”

2. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn

  • Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gon khi có điều kiện:

+ Vụ án có: Tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án; Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ.

+ Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng.

+ Không có đương sự cư trú, tài sản tranh chấp ở nước ngoài; trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

  • Đối với vụ án lao động đã được thụ lý, giải quyết theo thủ tục rút gọn mà người sử dụng lao động có quốc tịch nước ngoài hoặc người đại diện theo pháp luật đã rời khỏi địa chỉ nơi cứ trú, nơi có trụ sở mà không thông báo cho đương sự Tòa án thỉ bị coi là trường hợp cố tình giấu địa chỉ. Tòa án vẫn giải quyết vụ án đó theo thủ ục rút gọn quy định pháp luật.
  • Nếu xuất hiện tình tiết mới sau đây trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn làm cho vụ án không còn đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định giải quyết theo thủ tục thông thường:

+ Phát sinh tình tiết mới mà các đương sư không thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phả tiến hành giám định.

+ Cần phải định giá, thẩm định tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá.

+ Phát sinh thêm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

+ Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập.

+ Phát sinh đương sự, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định của pháp luật.

  • Sẽ tính lại thời hạn chuẩn bị xét xử kể từ ngày có quyết định chuyển quyết định giải quyết vụ án trong trường hợp chuyển vụ án sang xét xử theo thủ tục thông thường.
  • Căn cứ pháp lý: Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Điều kiện áp dụng thủ túc rút gọn:

“Điều 317. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn

1. Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây: 

a) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;

b) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;

c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

2. Đối với vụ án lao động đã được thụ lý, giải quyết theo thủ tục rút gọn mà người sử dụng lao động có quốc tịch nước ngoài hoặc người đại diện theo pháp luật của họ đã rời khỏi địa chỉ nơi cư trú, nơi có trụ sở mà không thông báo cho đương sự khác, Tòa án thì bị coi là trường hợp cố tình giấu địa chỉ. Tòa án vẫn giải quyết vụ án đó theo thủ tục rút gọn quy định tại Phần này.

3. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới sau đây làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường:

a) Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;

b) Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá;

c) Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

d) Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

đ) Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;

e) Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.”

3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn

  • Trong thời hạn không quá 01 tháng kể từ ngày vụ án được thụ lý theo quy định:

+  Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

+ Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định.

  • Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn phải được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

4. Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn

  • Các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.
  • Thẩm phán tiến hành thủ tục khai mạc phiên tòa theo quy định
  • Sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành hòa giải, trừ trường hợp không được hòa giải theo quy định hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định của pháp luật. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định pháp luật. 

Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử. Việc trình bày, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án được thực hiện theo quy định.

  • Trường hợp tại phiên tòa mà phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 của Bộ luật này làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Thẩm phán xem xét, ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 317 của Bộ luật này.
  • Căn cứ pháp lý: Điều 320 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về: Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn

“Điều 320. Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn

  1. Các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.

  1. Thẩm phán tiến hành thủ tục khai mạc phiên tòa theo quy định tại Điều 239 của Bộ luật này.
  2. Sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành hòa giải, trừ trường hợp không được hòa giải theo quy định tại Điều 206 hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 của Bộ luật này. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này. Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử.

Việc trình bày, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương XIV của Bộ luật này.

  1. Trường hợp tại phiên tòa mà phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 của Bộ luật này làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Thẩm phán xem xét, ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 317 của Bộ luật này.”

5. Hiệu lực của bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm

  • Có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm rút gọn.
  • Có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật.
  • Căn cứ pháp lý: Điều 321 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về: Hiệu lực của bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn:

Điều 321. Hiệu lực của bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn

  1. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm rút gọn.
  2. Bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.”

 ___________________________

Chuyên Viên Pháp Lý Globalink : Nguyễn Vũ Quỳnh Như.

SĐT: 0523080543.

Trên đây là toàn bộ phần trả lời của đội ngũ chuyên viên pháp lý Globalink gửi đến anh/chị. Globalink hi vọng đã phần nào giúp cho chị giải quyết được vấn đề ban đầu.

Trong trường hợp chị hoặc độc giả khác vẫn còn nhiều thắc mắc khác, xin vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư Globalink qua thông tin:

Số điện thoại Hotline: 0908.173988 – Th.S LS. Vũ Quyết Tiến

Email: Tienvu.globalinklaw@gmail.com

Hoặc đến trụ sở Công ty: 67/4 Hoàng Hoa Thám, phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Văn phòng giao dịch: 656/47 Đ. Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.